Cô phạm thị hường - hiệu trưởng, người dẫn lối với mô hình trường học theo cơ chế tự chủ
Giữ vị trí là người “thuyền trưởng” trường nghề, cô giáo Phạm Thị Hường đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành công mô hình trường học theo cơ chế tự chủ. Lan tỏa sứ mệnh dạy nghề và thổi làn gió tươi mới vào lĩnh vực vốn được cho là khô khan. Góp phần giữ vững danh hiệu trường cao đẳng nghề chất lượng cao, đào tạo theo chuẩn khu vực ASEAN cho Trường CĐN Công nghiệp Hà Nội, ngôi trường với bề dày lịch sử 48 năm xây dựng và phát triển.
Năm 2021, trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội thực hiện tự chủ 100% chi thường xuyên, Người cầm lái “con tàu đổi mới” trong cơ chế tự chủ chính là nhân tố quan trọng quyết định sự “sống - còn” của nhà trường bởi khi đã tự chủ, nếu không làm tốt có thể dẫn đến “xóa sổ” trường. Sứ mệnh đổi mới đặt trên vai nữ lãnh đạo trẻ đã gắn bó gần 20 năm trên chặng đường xây dựng và phát triển của trường.
Là cán bộ quản lý năng động, sáng tạo trong mọi công việc, luôn quyết đoán, nỗ lực không ngừng trong cơ chế mới, cô đã gặt hái được nhiều thành tích, được các cấp, ngành ghi nhận, đánh giá cao.
|
(Ảnh Cô Phạm Thị Hường ngoài cùng bên phải nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ)
Nhìn lại chặng đường vừa qua, với vai trò là người quản lý, Cô Phạm Thị Hường đã lãnh đạo toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường làm việc với tinh thần ham học hỏi, luôn tiên phong “vượt rào” dám đổi mới, quyết tâm đổi mới dám nghĩ, dám làm hiện thắng lợi mục tiêu tự chủ cũng như sứ mệnh đào tạo của nhà trường. Đến nay, nhà trường có 24 ngành nghề đào tạo ở cả 3 hệ: Cao đẳng, trung cấp và sơ cấp; đào tạo theo chuẩn khu vực . Ngoài ra, có hai nghề được nhà trường lựa chọn đào tạo theo chuẩn quốc tế là kỹ thuật máy lạnh điều hòa không khí và cơ điện tử.
|
Từ khi chuyển sang cơ chế tự chủ, công tác tuyển sinh vượt 120% so với năm học trước, với hơn 2.000 học sinh, sinh viên đăng ký theo học. Trước đó, năm học 2019-2020 chỉ tuyển được 1.000 sinh viên; chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao với 3 cấp trình độ: 14 chuyên ngành đào tạo Cao đẳng, 12 chuyên ngành đào tạo Trung cấp và nhiều chương trình đào tạo ngắn hạn, liên kết… đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên đặc biệt là về chất lượng không ngừng được nâng cao với phẩm chất đạo đức tốt, năng lực, kiến thức kỹ năng đạt chuẩn quốc tế. Tỷ lệ cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học là 60%. Tỉ lệ cán bộ, giáo viên có trình độ tiến sĩ trở lên đạt 10%, 100% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và năng lực quản lý theo các tiêu chuẩn quản trị tiên tiến, tối thiểu 50% cán bộ quản lý sử dụng tốt tiếng Anh trong công việc và giao tiếp”. Ngoài nâng cao chất lượng đào tạo, đội ngũ giáo viên thì vấn đề cô Hường chú trọng chính là hợp tác đào tạo với doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện nay, hơn 200 doanh nghiệp trên khắp cả nước như Vinfast, Daikin, Sun Group, Samsung, Công ty Kim khí Thăng Long, Công ty cổ phần Hyundai Thành Công, Công ty cổ phần Hyundai Đông Nam… đều đặt hàng theo số lượng sinh viên đang theo học của nhà trường.
Trong cơ chế tự chủ, Cô Phạm Thị Hường đã chủ động thực hiện trên nhiều phương diện như: Xây dựng giáo trình, chương trình, chuyển giao khoa học, bảo đảm đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, đáp ứng các điều kiện theo quy định; tự chủ trong hoạt động thu, chi theo quy định…”.Từ Ban giám hiệu cho đến cán bộ, giảng viên của trường đều phải thực hiện công tác tuyển sinh đó cũng chính là thế mạnh và mở rộng nguồn thu cho nhà trường. “Sinh viên theo học tại trường được cam kết đảm bảo việc làm sau tốt nghiệp hoàn toàn 100%. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được hỗ trợ tìm việc làm thêm khi đang ngồi trên ghế nhà trường, nhất là làm việc đúng ngành nghề theo học”.
Ngoài những vấn đề trên, Nữ “thuyền trưởng” cũng bày tỏ sự trăn trở với việc nâng cao cuộc sống cho cán bộ, giáo viên nhà trường. Vì giữ chân được cán bộ, giáo viên rất khó khăn. Các doanh nghiệp săn đón giáo viên, sẵn sàng trả lương đến 20 triệu/tháng, trong khi lương ở trường không thể bằng được trong bước đầu của giao đoạn tự chủ hiện nay. “Để thu hút người học, chăm lo tốt đời sống giáo viên là một việc khó khăn nhưng tôi chưa bao giờ từ bỏ. Lúc nào mệt mỏi quá, tôi lại nghĩ đến các học trò, và bề dày truyền thống phát triển của nhà trường để tự động viên bản thân. Nhiều người bảo tôi sao phụ nữ lại đi làm trường nghề cho vất vả nhưng tôi nghĩ đây là nghề chọn người, càng làm tôi càng say” nữ Hiệu trưởng tâm sự.
Cô Phạm Thị Hường đã tiên phong dám nghĩ, dám làm cùng toàn thể cán bộ, giảng viên Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội thực hiện kế hoạch đổi mới tự chủ trường học thành công; chắc chắn nhà trường sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai và giữ vững danh hiệu Trường Cao đẳng chất lượng cao, đào tạo theo chuẩn khu vực ASEAN; trở thành một trường Cao đẳng trọng điểm về đào tạo nghề Công nghiệp của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Bài viết liên quan